CFD là những công cụ phức tạp và có nguy cơ thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy. 84% tài khoản nhà đầu tư bán lẻ thua lỗ khi giao dịch CFD với nhà cung cấp này. Bạn nên xem xét liệu bạn có hiểu cách hoạt động của CFD hay không và liệu bạn có đủ khả năng chịu rủi ro thua lỗ cao hay không.

Giao dịch CFD là gì và nó hoạt động ra sao?

Hợp đồng chênh lệch (CFD) là một cách giao dịch phổ biến dựa trên sự biến động giá của cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, ngoại hối và tiền điện tử mà không cần sở hữu tài sản cơ sở. Tìm hiểu mọi thứ bạn nên biết về giao dịch CFD và cách sử dụng CFD để mua bán tài sản.

Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?

Hợp đồng chênh lệch (CFD) là một loại hình phái sinh phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Phái sinh là thuật ngữ nói đến những hợp đồng có giới hạn thời gian, "thu được" giá trị của chúng từ hiệu suất thị trường của một loại tài sản. Trong hướng dẫn này, bạn sẽ tìm thấy đầy đủ những điều cần biết về giao dịch CFD và tất cả chúng đều được giải thích bằng các thuật ngữ chuyên ngành đơn giản.

Vậy trong giao dịch, CFD có nghĩa là gì? CFD cho phép bạn đầu cơ vào các thị trường tài chính khác nhau, bao gồm cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, các cặp ngoại hối forex và tiền điện tử. Bạn không cần phải thực mua tài sản mà sẽ giao dịch theo sự tăng hoặc giảm giá của chúng, thường là trong một khoảng thời gian ngắn.

CFD là hợp đồng giữa một broker (nhà môi giới) và một trader (nhà giao dịch) đồng ý trao đổi sự chênh lệch khác biệt về giá của một chứng khoán cơ sở (underlying security) đáo hạn giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng, thường là chưa đến một ngày.

 

Hợp đồng chênh lệch (CFD) là:

  • Một công cụ phái sinh - bạn không thực sự sở hữu tài sản cơ sở
  • Thỏa thuận giữa bạn và người môi giới của bạn
  • Dựa trên sự thay đổi giá trị của tài sản
  • Diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn

Trong hướng dẫn giao dịch CFD này:

CFD là gì?

Hợp đồng chênh lệch (CFD) cho phép bạn giao dịch chỉ với một phần nhỏ giá trị giao dịch của bạn, được gọi là giao dịch ký quỹ hoặc giao dịch đòn bẩy. Điều này cho phép các nhà giao dịch mở các vị thế lớn hơn với số vốn ban đầu của họ. Do đó, giao dịch CFD mang lại khả năng tiếp cận lớn hơn với các thị trường tài chính toàn cầu.

Một trong những lợi ích chính của giao dịch CFD là bạn có thể suy đoán về biến động giá của tài sản theo một trong hai hướng. Bạn chỉ cần mua hoặc bán một hợp đồng tùy thuộc vào việc bạn tin rằng giá của tài sản sẽ tăng hay giảm. Theo đó, bạn sẽ mở một giao dịch bán hay mua tương ứng.

Tuy nhiên, bạn nên luôn lưu ý rằng giao dịch đòn bẩy có thể khuyếch đại số tiền mà bạn thắng, nhưng chính nó cũng có thể làm tăng số tiền thua lỗ của bạn.

Flow chart depicting the steps to start CFD trading

Giao dịch CFD hoạt động như thế nào?

Khi bạn mở một hợp đồng chênh lệch (CFD), bạn sẽ chọn số lượng hợp đồng (quy mô giao dịch) mà bạn muốn mua hoặc muốn bán. Lợi nhuận của bạn sẽ tăng tương ứng với mỗi thời điểm thị trường chuyển động theo hướng có lợi cho bạn.

Mua

Nếu bạn nghĩ rằng giá của một tài sản sẽ tăng, thì bạn sẽ mở một “vị thế mua” và thu lợi nhuận nếu giá trị tài sản đó tăng theo kỳ vọng của bạn.

Bán

Nếu bạn nghĩ rằng giá của một tài sản sẽ giảm thì bạn sẽ mở một “vị thế bán” và thu lợi nhuận nếu nó giảm theo đúng dự đoán của bạn.

Xem video ngắn dưới đây để tìm hiểu cách thực hiện giao dịch đầu tiên của bạn.

Tài khoản CFD là gì?

Tài khoản hợp đồng chênh lệch (CFD) cho phép bạn giao dịch theo chênh lệch giá của các tài sản cơ bản khác nhau bằng cách sử dụng đòn bẩy. Đòn bẩy có nghĩa là bạn chỉ đặt một phần nhỏ số tiền cần thiết để giao dịch. Đây được gọi là tiền ký quỹ. Bạn cũng sẽ cần có đủ tiền trong tài khoản của mình để trang trải mọi khoản lỗ có thể xảy ra nếu các giao dịch đi ngược lại với bạn. Đây được gọi là ký quỹ duy trì.

Nhà môi giới của bạn cần biết một chút thông tin về bạn trước khi họ có thể cung cấp cho bạn giao dịch ký quỹ, vì vậy họ yêu cầu bạn thiết lập một tài khoản đặc biệt, chứng minh danh tính và khả năng bù lỗ của bạn. Thường thì bạn có thể thực hành giao dịch trong tài khoản demo, nhưng bạn sẽ cần thêm tiền để tạo tài khoản giao dịch CFD trước khi có thể giao dịch bình thường.

Một số cơ quan quản lý yêu cầu khách hàng mới phải vượt qua bài kiểm tra “tính phù hợp”. Điều này thường có nghĩa là trả lời một số câu hỏi để chứng minh rằng bạn hiểu những rủi ro gia tăng - và không chỉ là phần thưởng tiềm năng - của giao dịch ký quỹ. Tốt nhất là bạn nên tự mình nghiên cứu kỹ về cách hoạt động của đòn bẩy và ký quỹ trước khi giao dịch.

Một số nhà giao dịch có kinh nghiệm thiết lập nhiều tài khoản CFD với cùng một nhà môi giới để giao dịch các tài sản khác nhau hoặc thực hiện theo các chiến lược giao dịch thay thế.

What is a CFD account

Đòn bẩy trong giao dịch CFD là gì?

Khi bạn đang giao dịch các hợp đồng chênh lệch (CFD), bạn giữ một vị thế đòn bẩy. Điều này có nghĩa là bạn chỉ đặt một phần giá trị giao dịch của mình và vay phần còn lại từ nhà môi giới của bạn.

Giao dịch đòn bẩy còn được gọi là giao dịch ký quỹ. Ký quỹ A10% có nghĩa là bạn chỉ phải đặt cọc 10% giá trị giao dịch bạn muốn mở. Phần còn lại do nhà cung cấp CFD của bạn chi trả.

Ví dụ: nếu bạn muốn mở vị thế với dầu thô Brent trị giá $1,000 và nhà môi giới của bạn yêu cầu 10% tiền ký quỹ thì bạn sẽ chỉ cần $100 là số tiền ban đầu để mở giao dịch.

Biểu đồ tròn cho thấy 10% tương ứng với bao nhiêu tiền cần có để giao dịch đòn bẩy

Chênh lệch và hoa hồng

Với giao dịch CFD, bạn luôn được cung cấp hai mức giá dựa trên giá trị của công cụ cơ bản: giá mua (offer) và giá bán (bid).

Giá mua sẽ luôn cao hơn giá trị cơ sở hiện tại và giá bán sẽ luôn thấp hơn. Sự khác biệt giữa các mức giá này được gọi là chênh lệch CFD. Tại Capital.com, chúng tôi không tính phí hoa hồng CFD cho bất kỳ giao dịch nào được thực hiện với chúng tôi.

  • Giá mua (offer) là giá mà bạn bắt đầu, hoặc mở một vị thế mua

  • Bạn đóng vị thế của mình khi bạn “sell” (bán)

  • Giá bán (bid) hay giá thầu là giá mà bạn mở một vị thế bán

  • Bạn đóng vị thế của mình khi bạn “buy” (mua)

Timeline chart that depicts what CFD spread is

Ví dụ, nếu bạn kỳ vọng giá vàng tăng, bạn có thể sẽ muốn mở một vị thế với CFD trên vàng. Hãy tưởng tượng giá niêm yết là $1.200/$1.205 (đây là chênh lệch giá mua/bán) và bạn mua 100 CFD trên vàng (chọn một vị thế mua). Quy mô của vị thế được thực hiện (giá trị hợp đồng) được minh họa như bên dưới.

Chart showing an example of a Gold CFD with a spread of $5

Bây giờ hãy tưởng tượng rằng giá vàng tăng như mong đợi, lợi nhuận từ giao dịch này được minh họa dưới đây.

Chart showing an example of how the profit from trading gold CFDs can increase with the price increases of gold

Bạn nên đầu tư bao nhiêu?

Giao dịch CFD dân chủ hóa thị trường bằng cách cung cấp mức đầu vào thấp. Capital.com đã có những trader mở các vị thế trị giá hơn 1 triệu đô la một lần nhưng khoản tiền gửi tối thiểu mà bạn có thể giao dịch chỉ là $20 (€20, £20, 100PLN).

Nếu bạn đang sử dụng hình thức chuyển khoản ngân hàng thì khoản tiền gửi tối thiểu bắt buộc sẽ là €250.

Bạn có thể mở tài khoản miễn phí và thực hành ở chế độ demo. Capital.com là một giải pháp linh hoạt và có khả năng mở rộng cho tất cả mọi người, bất kể mức độ ưa thích rủi ro, kinh nghiệm hay số tiền mà bạn phải giao dịch.

Giao dịch CFD được xem là một cách hiệu quả để thâm nhập thị trường tài chính. Với một số nhà môi giới, chi phí CFD bao gồm hoa hồng giao dịch các tài sản tài chính khác nhau, tuy nhiên, Capital.com không tính phí hoa hồng khi mở và đóng các giao dịch, đối với cả việc gửi hoặc rút tiền.

Chi phí CFD chủ yếu là sự chênh lệch - chênh lệch giữa giá mua và giá bán tại thời điểm bạn tiến hành giao dịch. Ngoài ra, sẽ có một khoản phí bổ sung gọi là phí qua đêm (overnight fee) được tính nếu như bạn mở giao dịch qua đêm.

Do các hợp đồng chênh lệch là các sản phẩm đòn bẩy nên bạn có thể mở các vị thế lớn hơn với số tiền ký quỹ ban đầu thấp hơn mức bạn cần có để mua cổ phiếu truyền thống. Ví dụ:

Mua AppleGiao dịch CFDGiao dịch cổ phiếu
Giá Bán/Mua135.05 / 135.10135.05 / 135.10
Thỏa thuậnMua với giá 135.10Mua với giá 135.10
Quy mô giao dịch100 cổ phiếu100 cổ phiếu/td]
Số tiền cần thiết để mở giao dịch$ 2,702 = $135.10 Giá mua x 100 cổ phiếu x 20% ký quỹ (Yêu cầu kí quỹ)$13,510 (100 cổ phiếu với giá 135.10)
Giá đóng cửaBán với giá 150Bán với giá 150
Lợi nhuận$1,490
((150 - 135.10) x 100 cổ phiếu = $1,490)
$1,490
(15,000 – 13,510 = $1,490)

Bạn có thể giao dịch loại tài sản nào với CFD?

Bạn có thể giao dịch CFD trên cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, tiền tệ và tiền điện tử. Capital.com cung cấp quyền truy cập vào hàng nghìn tài sản CFD khác nhau dựa trên các loại tài sản đã nêu, vì vậy chỉ cần vài cú nhấp chuột là bạn có thể giao dịch với tất cả các thị trường phổ biến nhất trên thế giới tại cùng một nơi duy nhất.

Icons depicting indices, shares, commodities, forex, and cryptocurrencies

Các loại giao dịch CFD sẵn có đang không ngừng tăng lên nhiều sự lựa chọn. Vào năm 2020, Capital.com đã mở rộng đáng kể việc cung cấp và mở thêm các thị trường mới, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội giao dịch mới hấp dẫn. Các loại này bao gồm: chỉ số chuyên đề (chỉ số chống vi-rút Corona, chỉ số tiền điện tử), hợp đồng tương lai (dầu thô Hoa Kỳ, dầu Brent của Anh), tiền điện tử (Cardano, Polkadot), MOEX và cổ phiếu giao dịch SGX, v.v…

Ví dụ về các giao dịch CFD:  Giao dịch mua, bán và ký quỹ

Các hợp đồng chênh lệch cho phép bạn suy đoán về biến động giá của tài sản theo một trong hai hướng. Điều này có nghĩa là bạn có thể thu được lợi nhuận không chỉ khi thị trường đi lên (mua vào), mà còn là khi giá thị trường đi xuống (bán ra).

  • Nếu bạn tin rằng thị trường sẽ tăng, bạn mua hoặc "go-long".

  • Nếu bạn tin rằng thị trường sẽ giảm, bạn bán hoặc "go-short".

Khi mở một vị thế CFD, bạn sẽ chọn số lượng hợp đồng mà bạn muốn giao dịch (mua hoặc bán) và lợi nhuận của bạn sẽ tăng lên theo từng thời điểm mà thị trường chuyển động theo hướng có lợi cho bạn.

Ví dụ Mua

Bạn nghĩ rằng cổ phiếu của Apple sẽ tăng giá và bạn muốn mở một vị thế mua CFD để kiếm lợi từ cơ hội này.

Bạn mua 100 CFD trên cổ phiếu Apple với giá $160 cho một cổ phiếu, do đó, tổng giá trị giao dịch sẽ là $16,000. Nếu Apple tăng giá lên $170, bạn kiếm được $10 cho một cổ phiếu, tức là $1,000 lợi nhuận.

Các bước trong hình minh họa bên dưới là:

  1. 165 Bạn hãy bắt đầu nhìn vào thị trường

  2. 160 Bạn thấy giá giảm và quyết định mở giao dịch (mua CFD).

  3. 170 170 Bạn thấy giá CFD của mình tăng và bạn đóng giao dịch (bán CFD), kiếm được lợi nhuận $10

Ví dụ Bán

Ví dụ, bạn nghĩ rằng giá Apple sẽ giảm và bạn muốn thu lợi nhuận từ chuyển động này. Bạn có thể mở một vị thế bán CFD (còn được gọi là bán khống) và kiếm lợi nhuận từ thị trường đang giảm giá.

Lần này, giả sử bạn quyết định bán 100 CFD cho Apple với giá $170/cổ phiếu, mà sau đó giá của những cổ phiếu giảm xuống chỉ còn $160/cổ phiếu. Bạn sẽ kiếm được tổng lợi nhuận là $1,000 hay nói cách khác là $10/cổ phiếu.

Các bước trong hình minh họa bên dưới là:

  1. 165 Bạn bắt đầu nhìn vào thị trường

  2. 170 Bạn thấy giá CFD của mình tăng và bạn mở giao dịch (bán CFD), thu được lợi nhuận $10

  3. 160 Bạn thấy giá giảm và bạn quyết định đóng giao dịch (mua CFD).

Graph showing an example of the profit possible from a long CFD and then a short CFD

Ví dụ về giao dịch ký quỹ

Giao dịch ký quỹ CFD (margin CFD trading) là gì? Giao dịch đòn bẩy còn được gọi là giao dịch ký quỹ. Điều này là do số tiền cần thiết để mở và duy trì một vị thế - được gọi là ký quỹ CFD (CFD margin) - chỉ là một phần của tổng quy mô giao dịch.

Có hai loại ký quỹ bạn nên làm quen khi giao dịch CFD.

  1. Ký quỹ đặt cọc (deposit margin): Đây là số tiền cần thiết để mở một vị thế

  2. Ký quỹ duy trì (maintenance margin): Điều này có thể được yêu cầu nếu giao dịch của bạn bắt đầu thua lỗ mà khoản tiền trong Ký quỹ không đủ chi trả hay nói cách khác, ký quỹ duy trì là số tiền bổ sung được giữ trong tài khoản của bạn.

Số tiền ký quỹ được yêu cầu sẽ tùy thuộc vào giao dịch do nhà môi giới của bạn cung cấp và chúng khác nhau giữa các loại tài sản cũng như trong các khu vực được quy định khác nhau.

Ví dụ: bạn mua 100 CFD trên Apple với giá $135.10. Số tiền bỏ ra ban đầu của bạn là $2,702 ($135.10 Giá mua x 100 cổ phiếu x 20% lợi nhuận). Giá trị của cổ phiếu Apple tăng lên 150 và bạn quyết định bán với giá trị này - tăng 14.9 điểm.

Lợi nhuận bạn kiếm được từ giao dịch này là $1,490, được tính bằng cách nhân mức tăng điểm với số lượng hợp đồng đã mua (tăng 14.9pt x 100 cổ phiếu = $1,490).

 Giao dịch CFDGiao dịch cổ phiếu
Giá Bán/Mua135.05 / 135.10135.05 / 135.10
Thỏa thuậnMua với giá 135.10Mua với giá 135.10
Vốn sẵn có (số dư)$ 3,000$3,000
Đòn bẩy5:11:1
Quy mô giao dịch100 cổ phiếu20 cổ phiếu
Số tiền cần thiết để mở giao dịch$ 2,702 = $135.10 Giá mua x 100 cổ phiếu x 20% ký quỹ$ 2,702 = $135.10 Giá mua x 20 cổ phiếu
Giá đóng cửaBán 100 cổ phiếu với giá 150Bán 20 cổ phiếu với giá 150
Lợi nhuận$1,490
(Tăng 14,9pt x 100 cổ phiếu = $1,490)
$298
(Tăng 14,9pt x 20 cổ phiếu = $298)

Lợi nhuận và thua lỗ

Một khi bạn phát hiện ra cơ hội giao dịch trên thị trường và bạn đã sẵn sàng giao dịch, hãy mở một vị trí phù hợp với nơi bạn nghĩ thị trường sẽ đi đến đó. Từ thời điểm này, lợi nhuận hoặc thua lỗ CFD của bạn sẽ chuyển động theo giá tài sản cơ sở trong thời gian thực.

Bạn sẽ có thể theo dõi tất cả các vị thế mà bạn đã mở trong nền tảng cũng như đóng các vị trí khi bạn muốn.

Lợi nhuận và thua lỗ được tính toán dễ dàng: bạn chỉ cần nhân số lượng hợp đồng mà bạn nắm giữ với chênh lệch giá. Tỷ lệ lãi suất/thua lỗ của bạn, thường được viết tắt là P&L, có thể được xác định bằng công thức sau:

P&L = số lượng CFD x (giá đóng cửa - giá mở cửa)

Ví dụ, nếu bạn mua 1,000 CFD trên Aviva với giá 400p trên mỗi cổ phiếu và bán chúng với giá 450p trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận của bạn sẽ là £500 bảng Anh. Điều này được minh họa dưới đây.

Lợi nhuận và thua lỗ

Thời hạn hợp đồng của CFD là bao nhiêu?

Hầu hết các giao dịch CFD không có ngày hết hạn cố định. Điều này có nghĩa là độ dài hợp đồng của CFD là không giới hạn. Giao dịch chỉ được đóng khi được đặt theo hướng ngược lại, tức là bạn có thể đóng giao dịch mua với 100 CFD Bạc chỉ bằng cách bán các CFD này.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ cho giao dịch CFD hàng ngày của mình mở sau thời gian giới hạn (thường là 10 giờ tối theo giờ Anh, nhưng có thể thay đổi đối với thị trường quốc tế), bạn sẽ bị tính phí cấp vốn qua đêm. Capital.com chỉ tính phí qua đêm trên phần đòn bẩy của giao dịch - không tính trên tổng quy mô giao dịch.

Các chiến lược nâng cao để quản lý rủi ro khi tham gia giao dịch CFD

CFD là công cụ phức tạp và việc giao dịch chúng có mức độ rủi ro cao. Giá trị của một giao dịch có thể tăng và giảm, vì vậy bạn có thể bị lỗ nếu như thị trường biến động trái với kỳ vọng của bạn. Do đó, quản lý rủi ro CFD là một trong những điểm quan trọng mà bạn cần xem xét và thực hiện trong hoạt động giao dịch của mình.

Khi bạn đã thiết lập tài khoản và lập kế hoạch giao dịch, điều quan trọng là phải xác định mức độ bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để xây dựng chiến lược quản lý rủi ro CFD phù hợp. Nếu bạn không thích rủi ro, thì bạn sẽ tìm kiếm các cơ hội với tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (R-R) thấp hơn.

Ví dụ, nếu bạn đang tìm kiếm sự tăng trưởng chậm và ổn định, các loại tài sản có độ biến động cao hơn sẽ tạo thành một phần nhỏ tương ứng trong danh mục đầu tư của bạn. Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị sự đa dạng hóa trên tất cả các loại tài sản để tăng khả năng xuất hiện các cơ hội giao dịch hấp dẫn, cũng như giảm thiểu được mức rủi ro.

Cắt lỗ và chốt lời

Bạn nên cân nhắc việc thiết lập các lệnh giới hạn (limit order) nhằm tự động đóng một vị thế ở một mức lợi nhuận nhất định để bạn không phải quan sát thị trường liên tục. Các lệnh chốt lời (take-profit order) làm giảm khả năng bạn giữ một giao dịch chiến thắng quá lâu và nhận thấy mức giá đang giảm trở lại. Hãy nhớ giao dịch bằng "cái đầu" chứ không phải "trái tim".

Tương tự, bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ (stop-loss order) để giảm thiểu rủi ro CFD và hạn chế các khoản lỗ tiềm năng của mình. Cắt lỗ là thời điểm mà tại đó một vị thế tự động bị đóng nếu giá của tài sản giảm xuống dưới mức bạn đã quyết định từ trước, rằng bạn đã sẵn sàng để thua lỗ.

Điểm dừng và giới hạn là những công cụ quản lý rủi ro quan trọng mà bạn được khuyên là rất nên sử dụng chúng.

Bảo vệ số dư âm và đóng ký quỹ

Nếu bạn thực hiện một giao dịch và nó không diễn ra như bạn mong đợi, Capital.com sẽ bảo vệ bạn tránh khỏi việc bị mất nhiều hơn số tiền bạn đầu tư. Để giữ vị thế mở, trader phải đáp ứng yêu cầu về ký quỹ duy trì; giá trị tối thiểu của số tiền cần thiết để giữ trong tài khoản ký quỹ nhằm trang trải mọi rủi ro tín dụng trong khi giao dịch.

Giá trị được duy trì trong tài khoản ký quỹ hoạt động như một tài sản đảm bảo cho tín dụng. Nếu số tiền của bạn sắp vượt quá yêu cầu ký quỹ duy trì, Capital.com sẽ thông báo cho bạn qua một lệnh gọi ký quỹ (margin call). Đây là nơi bạn sẽ cần nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc đóng một số vị thế của mình.

Nếu bạn không hành động và đạt đến ngưỡng đóng cửa, các vị thế của bạn theo đó cũng sẽ tự động bị đóng.

Với tính năng bảo vệ số dư âm, bạn có thể chắc chắn rằng số dư tài khoản của mình sẽ không bao giờ giảm xuống dưới 0. Nếu một thị trường đột ngột thay đổi theo hướng chống lại bạn thì nền tảng Capital.com có ​​thể đóng các vị thế bị ảnh hưởng để bảo vệ bạn.

Hãy nhớ sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro trong mọi giao dịch và thậm chí thận trọng hơn khi giao dịch CFD trên các tài sản có lịch sử biến động mạnh như tiền điện tử. Cân nhắc xem bạn có hiểu cách hoạt động của CFD và liệu bạn có đủ khả năng chịu các rủi ro khi thực hiện giao dịch CFD hay không.

Bảo hiểm rủi ro Hedging

Hedging (bảo hiểm rủi ro) trong giao dịch là một chiến lược quản lý rủi ro quan trọng được các trader có kinh nghiệm sử dụng.

Phòng ngừa rủi ro là một kỹ thuật quản lý rủi ro được sử dụng để giảm tổn thất. Bạn tự hedging để bảo vệ lợi nhuận của mình, đặc biệt là trong những thời điểm không chắc chắn. Ý tưởng là nếu một khoản đầu tư đi ngược lại bạn, thì vị thế phòng hộ (hedge position) của bạn sẽ có lợi cho bạn.

Bảo hiểm rủi ro CFD mang đến cơ hội bảo vệ danh mục đầu tư hiện có của bạn do thực tế là bạn có thể bán khống bằng cách đầu cơ vào xu hướng giảm giá.

Ví dụ: bạn đang có một danh mục cổ phiếu blue-chip. Bạn muốn nắm giữ chúng trong một thời gian dài, nhưng lại cảm thấy như thể thị trường sắp chứng kiến một đợt giảm giá ngắn và bạn lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến giá trị danh mục đầu tư của bạn.

Với giao dịch đòn bẩy, bạn có thể bán khống thị trường để phòng ngừa trước khả năng xu hướng giảm này. Sau đó, nếu thị trường trượt dốc, những gì bạn mất trong danh mục đầu tư của mình có thể được bù đắp bằng lợi nhuận thu được từ phòng hộ ngắn hạn của bạn bằng cách sử dụng CFD. Nếu thị trường tăng, bạn sẽ thua lỗ nhưng lại có lợi trên danh mục đầu tư của mình.

Sẵn sàng để bắt đầu
Tìm hiểu thêm về giao dịch CFD

Tại sao nên giao dịch với Capital.com?

Là một nền tảng CFD có công nghệ tiên tiến vượt bậc, mang đến các trải nghiệm giao dịch tuyệt vời nhất, Capital.com có ​​nhiều tính năng tích cực, có thể bổ sung vào trải nghiệm của các nhà giao dịch.

Cốt lõi là công nghệ AI tiên tiến: Một trang News Feed tương tự như Facebook cung cấp cho người dùng các nội dung được cá nhân hóa và độc đáo tùy theo sở thích của bạn. Nếu một trader đưa ra quyết định dựa trên thành kiến, thì News Feed với tính chất đổi mới sẽ cung cấp một loạt các tài liệu để đưa bạn trở lại đúng hướng. Mạng nơ-ron nhân tạo (neural network) sẽ phân tích hành vi trong ứng dụng cũng như đề xuất các video, bài báo và tin tức để hoàn thiện chiến lược đầu tư của bạn.

Giao dịch ký quỹ: Thông qua việc cung cấp giao dịch ký quỹ (tỷ lệ đòn bẩy lên đến 200:1), Capital.com cho phép bạn tiếp cận các thị trường tài chính với sự trợ giúp của CFD.

Giao dịch hợp đồng chênh lệch: Khi giao dịch CFD, bạn sẽ không thực mua tài sản cơ sở, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bị ràng buộc với nó. Bạn chỉ suy đoán về sự tăng hoặc giảm của giá trị tài sản. Khi giao dịch CFD, bạn áp dụng các chiến lược tương tự như trong các thị trường truyền thống, ngoại trừ việc bạn có thể bán khống với CFD. Một nhà đầu tư CFD có thể mua hoặc bán, đặt điểm dừng và hạn chế thua lỗ cũng như áp dụng các kịch bản giao dịch phù hợp với mục tiêu của họ.

Phân tích giao dịch toàn diện: Nền tảng dựa trên trình duyệt cho phép các trader định hình phân tích và dự báo thị trường của riêng họ với các chỉ báo kỹ thuật đẹp mắt. Capital.com cung cấp các bản cập nhật thị trường trực tiếp và các định dạng biểu đồ khác nhau, có sẵn trên máy tính để bàn desktop, iOS và Android.

Tập trung vào sự an toàn: Capital.com đặc biệt chú trọng đến sự an toàn. Được sự cấp phép của FCA, CySEC và NBRB, chúng tôi luôn tuân thủ tất cả các quy định và đảm bảo ưu tiên hàng đầu là sự bảo mật dữ liệu của khách hàng. Công ty cho phép bạn rút tiền 24/7 và giữ tiền của nhà giao dịch trong các tài khoản ngân hàng riêng biệt.

Giao dịch CFD là gì và nó hoạt động ra sao?

Được giao dịch nhiều nhất

Gold 1948.36
-1.480%
+2.450%
US100 14557.8
+0.640%
BTC/USD 27249.35
+0.540%
+0.680%
Chia sẻ bài viết

Bạn vẫn đang tìm một nhà môi giới đáng tin cậy?

Hãy tham gia cùng hơn 535,000 nhà giao dịch đã lựa chọn Capital.com trên khắp thế giới

1. Tạo và xác minh tài khoản của bạn 2. Nạp tiền 3. Tìm giao dịch